16/09/2018 21:06        

Bộ Tư pháp: Ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BTP hướng dẫn về một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Bộ Tư pháp:
Ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BTP hướng dẫn về một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Ngày 28/8/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BTP về một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý (TGPL) và quản lý chất lượng vụ việc TGPL. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/10/2018 và thay thế Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008; Thông tư số 02/2013/TT-BTP ngày 05/01/2013; bãi bỏ Điều 1 Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011. Thông tư có 19 điều được chia thành 04 Chương, bao gồm: chương 1 về quy định chung, chương 2 về một số hoạt động nghiệp vụ TGPL, chương 3 về quản lý chất lượng vụ việc TGPL, chương 4 về điều khoản thi hành. Sau đây là một số nội dung cơ bản của Thông tư:
- Thông tư quy định thời gian tham gia tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc của Trợ giúp viên pháp lý tối thiểu là 08 giờ/năm. Các nội dung tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc cho Trợ giúp viên pháp lý bao gồm: Kiến thức pháp luật cần thiết cho việc thực hiện TGPL; các kỹ năng thực hiện TGPL; quy tắc nghề nghiệp TGPL. Đây vừa là nghĩa vụ, đồng thời vừa là quyền của Trợ giúp viên pháp lý, tạo thuận lợi, linh hoạt để họ tự lựa chọn việc tham gia các lớp tập huấn phù hợp nhu cầu của bản thân bổ sung kiến thức, kỹ năng hành nghề cần thiết, nâng cao trình độ, cung cấp dịch vụ TGPL ngày càng có chất lượng hơn nữa cho người được TGPL.
- Các trường hợp tiến hành thụ lý ngay theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật TGPL được Thông tư hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, Thông tư quy định thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu trong trường hợp thụ lý ngay tương ứng thời hạn tối đa vụ việc diễn ra và người thực hiện TGPL cũng thực hiện các bước về thủ tục, hạn chế tình trạng vụ việc được người thực hiện TGPL thực hiện xong vụ việc rồi nhưng phát hiện ra người thụ hưởng không thuộc đối tượng được TGPL (thời gian bổ sung giấy tờ chứng minh là người được TGPL là 05 ngày làm việc). Tuy nhiên, để bảo đảm tối đa quyền lợi của người được TGPL ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các trường hợp bất khả kháng, Thông tư có quy định ngoại lệ về thời gian bổ sung giấy tờ, tài liệu của người được TGPL dài hơn so với thời hạn tối đa vụ việc diễn ra (thời gian bổ sung giấy tờ chứng minh là người được TGPL là 10 ngày làm việc). Trường hợp người yêu cầu TGPL không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được TGPL trong thời hạn quy định nêu trên thì vụ việc TGPL không được tiếp tục thực hiện.
- Thông tư quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện TGPL tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người được TGPL hoặc người thân thích của họ về thái độ, trách nhiệm, chuyên môn của người thực hiện TGPL và mức độ hài lòng đối với vụ việc tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng. Quy định này nhằm tạo sự chủ động cho tổ chức thực hiện TGPL căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vụ việc hoặc nguồn lực tại từng thời điểm để phân công người lấy ý kiến cho phù hợp.
- Ngoài ra, Thông tư đã phân biệt rõ giữa việc thực hiện vụ việc TGPL và việc TGPL: Vụ việc TGPL phải là các cụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL phù hợp với quy định của Luật TGPL. Do đó, vụ việc TGPL phải qua bước nộp hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, do người thực hiện TGPL thực hiện, phải lập thành hồ sơ vụ việc và được thống kê thành vụ việc TGPL trong Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc TGPL. Việc TGPL là việc hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật trong trường hợp yêu cầu TGPL là vướng mắc pháp luật đơn giản. Do đó, việc TGPL do người tiếp nhận thực hiện và thực hiện ngay; không lập thành hồ sơ và được thống kê thành việc TGPL trong Sổ thực hiện việc TGPL.
Tuy nhiên, một điểm lưu ý ở đây là dù vụ việc TGPL hay việc TGPL thì đối tượng thụ hưởng đều là người được TGPL.
- Về xác định vụ việc TGPL kết thúc: Đây là một trong những vấn đề các Trung tâm TGPL cần hướng dẫn để xác định được thời điểm kết thúc yêu cầu TGPL của người được TGPL, đồng thời để tạo thuận lợi cho việc thống kê và thanh toán vụ việc TGPL. Thông tư đưa ra ba trường hợp được xác định vụ việc TGPL kết thúc, bao gồm: (1) Thực hiện xong yêu cầu hợp pháp của người được TGPL theo hình thức TGPL thể hiện trong đơn yêu cầu TGPL; (2) thuộc một trong các trường hợp không tiếp tục thực hiện vụ việc TGPL quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật TGPL; (3) bị đình chỉ theo quy định pháp luật.
- Về hồ sơ vụ việc TGPL: Việc hướng dẫn hồ sơ vụ việc theo hướng bám sát quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật TGPL, bảo đảm quy định hồ sơ vụ việc TGPL là công cụ để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng vụ việc TGPL và thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, lưu trữ hồ sơ vụ việc để các địa phương tiết kiệm thời gian, tập trung thực hiện vụ việc, thuận lợi cho việc theo dõi, tra cứu. Thông tư đã hướng dẫn cụ thể hồ sơ vụ việc TGPL theo từng hình thức TGPL và quy định trách nhiệm của tổ chức thực hiện TGPL, Chi nhánh tạo hồ sơ và người thực hiện TGPL cập nhật lên phần mềm quản lý tổ chức và hoạt động TGPL để theo dõi, tra cứu.
- Về thẩm định thời gian thực hiện vụ việc TGPL: Để nâng cao chất lượng, đồng thời là căn cứ để đề xuất chi trả mức bồi dưỡng, thù lao vụ việc TGPL, Thông tư quy định việc thẩm định về tính hợp lý của thời gian thực hiện vụ việc TGPL, giao thẩm quyền cho lãnh đạo tổ chức thực hiện TGPL hoặc Trưởng Chi nhánh của Trung tâm (nếu được giao) phân công việc thẩm định.
- Về quản lý chất lượng vụ việc TGPL. Đây là một khâu quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL theo mục tiêu của Luật TGPL năm 2017 đề ra. Thông tư quy định những nội dung về thẩm quyền thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, về tiêu chí và xếp loại đánh giá chất lượng vụ việc TGPL.
Đối với thẩm định chất lượng vụ việc TGPL, đây là hoạt động mang tính nội bộ của tổ chức thực hiện TGPL và được giao cho tổ chức thực hiện TGPL chủ động thực hiện đối với tất cả các vụ việc để có giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng vụ việc TGPL. Cơ quan quản lý nhà nước về TGPL có trách nhiệm quản lý và tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng (Cục TGPL và Sở Tư pháp) nhằm bảo đảm tính khách quan, độc lập trong hoạt động đánh giá. Việc đánh giá chất lượng vụ việc TGPL được thực hiện đối với vụ tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng theo tỷ lệ nhất định do cơ quan có thẩm quyền đánh giá xác định bảo đảm người thực hiện TGPL đều có vụ việc được đánh giá.
Về tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, Thông tư chia thành các nội dung cụ thể với số điểm tương ứng vừa phản ánh thái độ, ứng xử vừa thể hiện trình độ của người thực hiện TGPL trong quá trình thực hiện vụ việc.

Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp

 
Khánh Hòa: Họp Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải và đối thoại tại Tòa án nhân dân
Tọa đàm về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là bất động sản.
Tập huấn công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
UBND tỉnh tổ chức Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới lần thứ Ba cho cán bộ chủ chốt của tỉnh
Khánh Hòa: Bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch tại UBND cấp xã và cấp huyện (lớp 1)
Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2018
Tọa đàm tình hình thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường (đất đai, khoáng sản, …); y tế; lao động, thương binh và xã hội tại tỉnh
Kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh.
Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ tư pháp): Bồi dưỡng nghiệp vụ đấu giá tài sản
UBND tỉnh Khánh Hòa: Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức nêu gương thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về không uống rượu, bia trước, trong, giờ nghỉ giữa ngày làm việc và không lái xe khi đã uống rượu, bia.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2018 Nhiều chính sách, quy định mới về kinh tế - xã hội sẽ có hiệu lực từ tháng 9/2018.
Bộ Tư pháp: Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bồi thường nhà nước.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2018
Sở Tư pháp Khánh Hòa: Tổ chức hội nghị tập huấn công tác bồi thường nhà nước.
Chương trình giao thông đô thị trên sóng FM Khánh Hòa: Gần gũi và thiết thực
Sở Tư pháp Khánh Hòa: Tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ Tư pháp cấp huyện, cấp xã năm 2018
Kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội năm 2018 tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa
UBND tỉnh Khánh Hòa: Ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các Luật, Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Khánh Hòa: Ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018.

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1516790