Tiếp tục Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác Giám định tư pháp ở tỉnh Khánh Hòa thời gian tới
Nhằm tiếp tục thực hiện “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác giám định tư pháp” tại tỉnh Khánh Hòa; ngày 29/11/2016 UBND (Ủy ban tỉnh Khánh Hòa có Công văn số 9675/UBND-NC yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện các nội dung chính sau.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức nhận thức rõ về vị trí, vai trò của công tác giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng cũng như trách nhiệm của cá nhân, đơn vị đối với tổ chức hoạt động giám định tư pháp. Các cơ quan, sở, ngành liên quan tăng cường tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên, người tiến hành tố tụng thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật chung về giám định tư pháp cho đội ngũ giám định viên, người giám định viên tư pháp theo vụ việc của các cơ quan thuộc tỉnh.
BS Phạm Xuân Thông, giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Khánh Hòa trả lời các câu hỏi của hội đồng xét xử.
- Thường xuyên rà soát, tham mưu củng cố, kiện toàn đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu giám định của các cơ quan tố tụng; tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cụ thể:
+ Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp (GĐTP), tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm “giám định viên tư pháp” quy định tại Điều 8 của Luật Giám định tư pháp, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp của đơn vị mình (quy định tại Khoản 2, Điều 09 Luật Giám định tư pháp). Thường xuyên rà soát danh sách các giám định viên thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình; đề nghị và làm thủ tục cho thôi “giám định viên” đối với những người không còn đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ (như: sức khỏe yếu, đã chuyển đi nơi khác không còn thực hiện được nhiệm vụ khi có trưng cầu giám định…). Hàng năm, lập danh sách các giám định viên thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/11 để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Hàng năm, người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp thực hiện lựa chọn, lập danh sách “người giám định tư pháp theo vụ việc”, “tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc” ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của mình gửi UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để công bố danh sách trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung tr