Hòa giải ở cơ sở - nối nhịp cầu bình yên
Sáng 05/11, ngay sau lễ khai mạc, Chung kết Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III đã được tiến hành với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất đại diện cho 03 khu vực: miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam.
Các đội thi được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 đội dựa trên các tiêu chí: Có đại diện của các khu vực và kết quả dự thi vòng sơ khảo của các đội. Theo đó, các nhóm thi như sau: Nhóm 1 gồm 4 đội Bình Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội; Nhóm 2 gồm 4 đội Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Bình, Nghệ An và Tiền Giang; Nhóm 3 gồm 4 đội Bắc Giang, Đồng Nai, Sơn La và Lâm Đồng. Các đội thi bốc thăm để xác định thứ tự thi trong nhóm; phần thi của mỗi đội được thực hiện theo thứ tự từ thấp đến cao trong nhóm. Số thứ tự của nhóm là số thứ tự của bộ câu hỏi lý thuyết do Ban Tổ chức Hội thi đưa ra.
Ở phần thi giới thiệu, các hòa giải viên đều đã thể hiện được khả năng của mình thông qua các hình thức phong phú như múa, hát, diễn xuất, từ đó giới thiệu những đặc trưng văn hóa, kinh tế, xã hội và công tác hòa giải ở cơ sở của địa. Nhiều đội thi có màn giới thiệu, chào hỏi tạo ấn tượng khó quên đối với người xem.
Tiếp đó, trong phần thi lý thuyết, các đội trả lời 7 câu hỏi trắc nghiệm và đưa ra phương án hòa giải qua xem 1 clip về mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột thuộc phạm vi hòa giải. Nội dung thi mang tính toàn diện, đòi hỏi các hòa giải viên phải có kiến thức tổng hợp về quy định pháp luật liên quan đến Hiến pháp năm 2013, Luật Hòa giải ở cơ sở, pháp luật về đất đai, dân sự, hình sự, xử lý vi phạm hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ môi trường… Bên cạnh đó, hòa giải viên cũng cần có hiểu biết về xã hội, đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc và địa phương, đồng thời thể hiện được kỹ năng hòa giải. Nhiều đội thi đã trả lời xuất sắc, đúng đáp án, điều đó cho thấy, hiểu biết pháp luật, kỹ năng, kinh nghiệm hòa giải của các hòa giải viên ngày càng được nâng cao.
Các phần thi tình huống dưới hình thức sân khấu hóa mà các đội đem tới Hội thi đã trực tiếp tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân một cách dễ hiểu, dễ nhớ, phản ánh đời sống thực tiễn, pháp luật của người dân ở cơ sở, có ý nghĩa giáo dục cao, phục vụ rất tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Nhiều tiểu phẩm dự thi của các đội đã để lại trong lòng người xem những cảm xúc và thông điệp về tình cảm gia đình, có tính giáo dục và nhân văn sâu sắc.
Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III không phải là sự ganh đua, cạnh tranh để có được giải thưởng, mà quan trọng hơn là qua Hội thi đã góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở. Đây cũng là dịp để các hòa giải viên có dịp học hỏi, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải và trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm tốt trong công tác hòa giải ở cơ sở. Hội thi không có người thắng, người thua mà tất cả các hòa giải viên tham dự Hội thi đều gặt hái được nhiều kết quả cho mình, cho đội thi c