Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng dưới góc nhìn của giới luật gia
Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được nhiều người dân quan tâm, trong đó giới luật gia cả nước đang có các bước tiếp cận, tổ chức nghiên cứu, có những đóng góp quan trọng vào quá trình hoàn thiện. Một hội thảo tham vấn được Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng nhận được hàng trăm ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, hội viên Hội Luật gia khu vực các tỉnh miền Trung và miền Nam đóng góp cho dự thảo là những ghi nhận bước đầu thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của giới luật gia mong muốn có được một đạo luật có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng, xử lý tham nhũng, thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, giải tỏa được tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội.
Toàn cảnh Hội thảo tham vấn dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng do Trung ương Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.
Nhìn nhận của giới luật gia về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đã được Giáo sư - Tiến sĩ Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, chủ trì hội thảo tại Đà Nẵng ngày 07-9-2016 tổng hợp.
Thể hiện qua hội thảo, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đã được soạn thảo công phu, kế thừa những nội dung quy định còn phổ biến của Luật hiện hành, sửa đổi những nội dung không còn phù hợp và bổ sung nhiều quy định mới. Dự thảo luật cơ bản đã thể hiện được tính toàn diện, thống nhất phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay. Tuy nhiên ý kiến các luật gia cho rằng cần xác định rõ hơn vị trí vai trò của Luật và mối quan hệ giữa Luật Phòng, chống tham nhũng với Hiến pháp và các Luật khác có liên quan. Với tư cách là luật chuyên ngành, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng một mặt phải thống nhất với các nguyên tắc quy định của Hiến pháp và các Luật có liên quan nhưng đồng thời phải có các quy định cần thiết phản ánh tính chất đặc thù để đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, minh bạch, khả thi trong điều chỉnh các quan hệ về phòng, chống tham nhũng.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng, đã được xác định trong Hiến pháp. Ý kiến các luật gia đều cho rằng trong Luật này cũng cần có quy định về sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của Đảng, trách nhiệm của cá nhân và tổ chức Đảng. Có ý kiến đề nghị phải có điều luật quy định riêng về vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền hạn trách nhiệm của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, của cấp ủy và tổ chức Đảng. Các quy định cần làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, việc bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Mặt khác, cần cân nhắc để quy định thế nào cho hợp lý và nó đủ cơ sở về mặt chính trị pháp lý để bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Trên tinh thần đó, cần