Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa:
Ban hành Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016 – 2021
Ảnh: Đ/c Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo CCTP tỉnh họp triển khai nhiệm vụ công tác
Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, cụ thể hóa các nội dung cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII vào cuộc sống thông qua việc thi hành Hiến pháp năm 2013 và các luật, bộ luật về lĩnh vực tư pháp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chương trình số 06-CTr/TU về trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016 – 2021. Theo đó, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn này bao gồm:
- Đối với Đảng đoàn HĐND tỉnh: Tham gia góp ý vào lộ trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực tư pháp, bổ trợ tư pháp. Tăng cường công tác giám sát tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng; việc phát hiện và xử lý tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị.
- Đối với Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo: Các cơ quan tư pháp và các cơ quan liên quan chuẩn bị, phối hợp góp ý vào lộ trình xây dựng các văn bản luật, văn bản dưới luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, các chế định bổ trợ tư pháp của Trung ương. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp có trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất chính trị, bố trí đủ số lượng cán bộ cho các cơ quan tư pháp, trước hết là các cơ quan tư pháp cấp huyện và đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục xây dựng kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp cấp huyện để đáp ứng nhiệm vụ tăng thẩm quyền về pháp luật tố tụng.
- Đối với các cơ quan tư pháp: Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đảm bảo đúng pháp luật, trọng tâm là tích cực phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, không để lọt tội phạm, tránh làm oan, sai người vô tội. Thực hiện nghiêm túc việc hướng dẫn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Không để xảy ra tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự và hành chính hóa đối với một số loại tội phạm. Thực hiện tốt chức năng quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Tổ chức thực hiện hiệu quả án lệ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành; tiếp tục nghiên cứu, làm rõ cơ chế thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân theo quy định của Hiến pháp; mở rộng các loại án, đối tượng quy định bắt buộc có luật sư bào chữa; hoàn thiện cơ chế, phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, nhất là từ phía nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập, xác minh chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền