Khánh Hòa:
Nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
Ngày 08/6/2016, Phó Chủ tịch UNND tỉnh Nguyễn Đắc Tài đã ký Quyết định số 1602/QĐ-UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2016.
Ảnh: Cộng tác viên TGPL, đại diện cơ sở bảo trợ xã hội tham dự Hội nghị tập huấn nghiệp vụ TGPL cho người khuyết tật năm 2014 tại TP.Cam Ranh
Theo đó, công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bao gồm các hoạt động chính sau:
- Trên cơ sở khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyệt tật theo lĩnh vực pháp luật, theo các dạng tật, Trung tâm trợ giúp pháp lý và các Chi nhánh của Trung tâm thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức trợ giúp pháp lý theo quy định, chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật khi có yêu cầu; Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường, thị trấn nơi có nhiều người khuyết tật sinh sống, tại trụ sở Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật trong toàn tỉnh khi có yêu cầu; Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý có nội dung liên quan đến người khuyết tật tại các xã, phường, thị trấn nơi có nhiều người khuyết tật sinh sống; tại trụ sở Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật trong toàn tỉnh khi có yêu cầu.
- Tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thông qua việc xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật đối với đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Luật sư và Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý).
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (như Báo, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, cấp huyện…) để tăng cường truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; Biên soạn và phát hành tờ gấp pháp luật, những ấn phẩm chuyên dụng khác dành cho người khuyết tật có nội dung phổ biến, tuyên truyền về quyền được trợ giúp pháp lý và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật; giải đáp vướng mắc thường gặp của người khuyết tật; Hoàn thiện việc xây dựng và lắp đặt Bảng tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý tại ít nhất 40% địa điểm (trụ sở Hội Người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật); Lồng ghép việc truyền thông, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật với các Chương trình, Đề án khác về khuyết tật ở địa phương (về các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề…).
UBND tỉnh giao Sở Tư pháp có trách nhiệm