Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh:
Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý 3 dự thảo luật.
Sáng 16/02, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các Sở, ban, ngành trên địa bàn góp ý cho Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT). Bà Lê Minh Hiền – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật.
Dự thảo Luật BHTG gồm có 7 chương, 39 điều. Về phí bảo hiểm, hạn mức BHTG: có ý kiến đề nghị nên giao cho Chính phủ quy định trong từng thời kỳ để phù hợp với sự điều hành nền kinh tế, nhưng cũng có ý kiến không nên quy định một mức chung mà phải chia thành nhiều mức phí khác nhau, căn cứ vào tính chất, quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng cũng như mức độ rủi ro để tạo sự công bằng. Về thời hạn BHTG: do người dân gửi tiền theo nhiều thời hạn khác nhau nên có ý kiến đề nghị nâng mức thời hạn BHTG lên tối thiểu là 12 tháng. Về đồng tiền được bảo hiểm: nhiều ý kiến cho rằng chỉ bảo hiểm đối với đồng tiền nội tệ nhằm chống ngăn chặn việc “đô la hóa” trong thanh toán của người dân. Nhưng cũng có ý kiến khác đề nghị bảo hiểm luôn cả ngoại tệ và kim khí quý bởi Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng huy động vốn đối với cả ngoại tệ, vàng, kim khí quí… Nếu Luật không qui định bảo hiểm thì người dân sẽ không gửi vào tổ chức tín dụng mà cất trong tủ hoặc giao dịch ngầm – điều này sẽ không có lợi cho nền kinh tế. Cũng có ý kiến đề nghị dự thảo Luật nên bổ sung đối tượng được BHTG không chỉ là cá nhân mà còn áp dụng đối với các khoản tiền do các tổ chức gửi; vấn đề người thừa kế của người có BHGT sau khi mất…
Dự thảo Luật PCRT có 5 chương, 50 điều – Hầu hết các đại biểu đều thống nhất với mục đích ban hành Luật, tuy vậy nhiều ý kiến cho rằng nhìn chung các qui định của dự thảo còn chung chung, chưa cụ thể, khái niệm rửa tiền vẫn còn vài điểm chưa rõ, không nên đưa tài trợ khủng bố vào vì không phù hợp với tên gọi của Luật.
Nhiều đại biểu đề nghị luật phải bao quát, không nên giới hạn là người nước ngoài sẽ gây khó khăn cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm sau này. Về cơ quan có trách nhiệm, nhiều ý kiến cho rằng cơ quan này cần do Chính phủ thành lập, với thành phần là đại diện của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoạt động độc lập để tăng tính hiệu quả đối với hoạt động chống hành vi rửa tiền. Nếu giao Ngân hàng Nhà nước quản lý tổ chức này sẽ không phù hợp. Về thủ tục tố tụng, Luật cần quy định cụ thể, chi tiết chứ như dự thảo dễ lẫn lộn giữa tố tụng dân sự và tố tụng hàn