Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa:
Tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi)
Sáng 14-5-2014, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi). Bà Lê Minh Hiền - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa chủ trì hội nghị. Ông Lê Xuân Thân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đến dự.
Tham gia góp ý tại hội nghị, các đại biểu đều đồng tình với quan điểm xây dựng cũng như sự cần thiết sửa đổi Luật Công chứng, Luật Nhà ở hiện hành.
Đối với Luật Công chứng (sửa đổi) các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề của dự thảo Luật còn nhiều ý kiến khác nhau, đó là: việc mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, của công chứng viên; việc công chứng hay chứng nhận bản dịch giấy tờ; nguyên tắc hành nghề công chứng; công chứng viên; đối tượng miễn đào tạo nghề công chứng; độ tuổi hành nghề của công chứng viên; chuyển đổi các phòng công chứng thành văn phòng công chứng.
Các đại biểu cơ bản nhất trí nội dung: quy định về giới hạn tuổi hành nghề công chứng là 65 tuổi như dự thảo Luật đã trình Quốc hội do đây là công việc có tính đặc thù, đòi hỏi độ chính xác, tính chuyên môn và trách nhiệm pháp lý cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nói riêng và ảnh hưởng đế sự ổn định, phát triển của kinh tế nói chung, vì vậy cần phải khống chế tuổi nghỉ hưu để đảm bảo yêu cầu về công việc hành nghề, nhất là sức khỏe. Đối với việc chứng nhận bản dịch giấy tờ, chỉ chứng nhận chữ ký của người dịch. Để bảo đảm chất lượng của bản dịch, cần có quy định để quản lý tốt hơn các cá nhân, tổ chức thực hiện công việc dịch thuật và ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với những người này. Một số ý kiến đề nghị phân biệt rõ giữa bồi dưỡng và đào tạo; do tính đặc thù của công việc, các đối tượng hành nghề công chứng đều phải được đào tạo; chương hành nghề công chứng cần phải xem xét lại nội dung, bố cục; giá trị pháp lý của các văn bản pháp lý công chứng; có quy định về bộ quy tắc hành nghề công chứng…
Bên cạnh các nội dung trên, một số đại biểu cũng đã có ý kiến về quy định tiếng nói và chữ viết trong công chứng. Các đại biểu cho rằng, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay các hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, trong đó nhiều hợp đồng, giao dịch được ký kết để sử dung ở nước ngoài và cần phải lập cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đề nghị cần bổ sung vào Điều 6 dự thảo quy định: “Đối với hợp đồng giao dịch đưọc ký kết để sử dụng ở nước ngoài thì văn bản công chứng có thể được lập đồng thời bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài”.
Các đại biểu cũng đề nghị chỉnh lý Điều 8 (Về tiêu chuẩn công chứng viên) theo hướng “Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và Luật pháp, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ tiêu chuẩn sau đây thì có thể được xem xét bổ nhiệm công chứng viên”, đồng thời bổ sung thêm một khoản tại Điều 13 (Quy định về những trường hợp chưa được bổ nhiệm công chứng viên) theo hướng quy đinh: “Trong trường hợp người đề nghị được bổ nhiệm công chứng viên để hành nghề ở những địa bàn mà có số lượng tổ chức hành nghề công chứng và số lượng công chứng viên đã đủ