06/12/2011 17:04        

Hội thảo đại biểu dân cử khu vực Trung bộ và Tây nguyên với chính sách, pháp luật về phòng, chống lao

Tại Nha Trang:

 

Hội thảo đại biểu dân cử khu vực Trung bộ và Tây nguyên với
chính sách, pháp luật về phòng, chống lao.

Ngày 05/12/2011, tại TP.Nha Trang, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo đại biểu dân cử khu vực Trung bộ và Tây nguyên với chính sách, pháp luật về phòng, chống lao. Tham gia Hội thảo có lãnh đạo Ủy ban về các vấn đề xã hội, đại biểu dân cử của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực miền Trung và Tây nguyên.


Toàn cảnh Hội thảo

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong 22 quốc gia có tỉ lệ người bệnh Lao kháng thuốc lớn, và là nước đứng thứ  4 trong 4 nước có gánh nặng bệnh Lao cao của khu vực Tây Thái Bình Dương (sau Campuchia, Trung Quốc và Philippin) - 4 nước này chiếm 93% tổng số ca mắc bệnh của khu vực.  Theo ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng 180.000 bệnh nhân lao (phát hiện khoảng 100.000 ca/năm) trong đó có 32.000 ca tử vong/năm vì bệnh lao, có khoảng gần 6.000 bệnh nhân lao kháng thuốc/năm và có khoảng 7.400 bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV mỗi năm… Mục tiêu tổng quát phòng, chống Lao của nước ta (giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2030) là đến năm 2015 sẽ giảm 50% số bệnh nhân hiện mắc so với ước tính năm 2000 và khống chế tỷ lệ bệnh nhân Lao kháng thuốc bằng mức năm 2010. Đến năm 2030 sẽ thanh toán bệnh Lao ở Việt Nam.

Tại Hội thảo, các báo cáo tham luận đã chỉ ra nguyên nhân của việc gia tăng bệnh Lao ở trên Thế giới cũng như nước ta thời gian qua là do nghèo đói; Việc phòng, chống bệnh Lao không được thực hiện thường xuyên, liên tục (những năm 70 của thế kỷ trước, y tế thế giới tưởng rằng đã thanh toán được bệnh Lao nên không tâm nhiều, do vậy sau 20 năm bệnh này lại bùng phát trên qui mô toàn cầu); Vấn đề công nghiệp hóa – hiện đại hóa đưa đến việc di dân tự do làm phát tán bệnh Lao; Hệ thống y tế cơ sở xuống cấp và người bị HIV/AIDS dễ bị nhiễm Lao…Một số đại biểu cũng đã phân tích những nguyên nhân đưa đến việc bệnh Lao kháng thuốc đang “lặng lẽ” lan rộng là do công tác truyền thông phòng chống Lao chưa tốt, như có khoảng 37% người bị nhiễm không đi khám bệnh ngay từ ban đầu, 23% khác bị bệnh nhưng không có các triệu chứng Lao như các Bác sĩ tuyên truyền. Bên cạnh đó, những khó khăn trong thực tế làm công tác phòng, chống Lao gặp nhiều khó khăn như vấn đề thiếu hụt nhân lực, về chế độ chính sách và pháp luật chưa đủ mạnh, công tác phối hợp giữa y tế công – tư trong phòng, chống Lao chưa cao, vấn đề thiếu hụt kinh phí …đã làm tình hình bệnh Lao phát triển phức tạp. Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu tổng quát phòng, chống Lao của nước ta, cụ thể là Nhà nước cần có chính sách qui định về việc đảm bảo đủ nhân lực làm công tác chống lao tại địa phương, về cải tiến qui định về bảo hiểm y tế để người có thẻ chủ động trong việc đi khám phát hiện bệnh Lao, về trách nhiệm của Bác sĩ trong khám – kê đơn, các nhà thuốc phải đăng ký và kê khai thuốc chống Lao, về công tác phòng, chống lao ở vùng sâu vừng xa, về chế độ tài chính của Trung ương và địa phương…

                                             Tin và ảnh: Tuệ Minh

 

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 113726