“Ngày pháp luật” – Vai trò và ý nghĩa đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Mô hình “Ngày Pháp luật” trước khi Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013 có hiệu lực.
“Ngày Pháp luật” được Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ triển khai từ ngày 4/10/2010 thông qua Công văn số 3535/HĐPH gửi cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương.
Theo đó hàng tháng các đơn vị quy định một ngày, một thời gian nhất định trong ngày hoặc lồng ghép vào các chương trình khác của cơ quan, đơn vị, địa phương mình một cách hợp lý và tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân được học tập, nghiên cứu văn bản pháp luật. Trong học tập, nghiên cứu các văn bản pháp luật các địa phương, đơn vị chú trọng đến các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực, ngành được giao quản lý, chú ý đến các văn bản pháp luật có tác động nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân, được nhiều người quan tâm như: Đất đai, hôn nhân - gia đình, tài nguyên môi trường; khiếu nại, tố cáo...
Qua một thời gian triển khai cho thấy thực tiễn tổ chức triển khai mô hình “Ngày pháp luật” khá đa dạng, tập trung vào hoạt động phổ biến, giới thiệu, quán triệt, nghiên cứu các nội dung pháp luật mới, cần thiết, liên quan thiết thực đến lĩnh vực công tác chuyên môn của cán bộ, công chức hoặc đời sống nhân dân thông qua các hình thức cụ thể, phù hợp với điều kiện hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ảnh minh họa
Tại Công văn số 3535/HĐPH của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ ngày 4/10/2010 hướng dẫn việc triển khai “Ngày Pháp luật” có đề cập đến các nội dung cụ thể sau:
- Chủ thể, quy mô tổ chức, đối tượng thụ hưởng: Chủ thể tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” là cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, đoàn thể (các bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương và các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc; các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc; các tổ chức, đoàn thể ở địa phương; các đơn vị thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị kinh tế v.v…).
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tình hình, điều kiện cụ thể của bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị, các chủ thể xác định quy mô tổ chức “Ngày pháp luật” phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí. Trong điều kiện hiện tại, nên tổ chức theo qui mô nhỏ là phù hợp, có tính khả thi, dễ thực hiện.
“Ngày pháp luật”