Một số quy định mới về giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
| Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 03 thông qua ngày 20/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 là một đạo luật quan
|
trọng, liên quan đến hoạt động của các cơ quan tố tụng, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức và cá nhân khác được trưng cầu, yêu cầu giám định, đặc biệt liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cũng như những người tham gia tố tụng khác trong các vụ án. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số điểm mới của Luật Giám định tư pháp so với Pháp lệnh Giám định tư pháp.
Luật giám định tư pháp gồm 8 chương, 46 điều quy định về giám định viên tư pháp; tổ chức giám định tư pháp; người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; hoạt động giám định tư pháp; chi phí giám định tư pháp, chế độ, chính sách trong hoạt động giám định tư pháp và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với tổ chức, hoạt động giám định tư pháp. Luật này thay thế cho Pháp lệnh giám định tư pháp. Đặc biệt, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính về giám định tư pháp có nội dung khác với Luật này thì áp dụng quy định của Luật này.
Điểm nổi bật mang tính cải cách đột phá trong hoạt động giám định tư pháp được thể chế hoá bằng quy định của Luật đó là việc đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp nhằm huy động tối đa nguồn lực của xã hội cho hoạt động giám định tư pháp, bảo đảm cho cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều lựa chọn khi xem xét, quyết định trưng cầu giám định trong điều kiện còn thiếu giám định viên, thiếu tổ chức để trưng cầu giám định. Trên tinh thần đó, Luật đã quy định mở rộng đối tượng có chức năng thực hiện giám định, như sau:
Về tổ chức giám định tư pháp, Luật quy định có 02 loại hình tổ chức giám định tư pháp, đó là: tổ chức giám định tư pháp công lập và tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.
1. Tổ chức giám định tư pháp công lập được thành lập trong 03 lĩnh vực giám định là pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự, cụ thể: