Tổ Hòa giải Xuân Tự 2 (Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa):
Hiệu quả từ việc kết hợp hài hoà giữa lý và tình
"Trong gia đình đôi lúc còn có chuyện này, chuyện nọ chứ nói gì là làng xóm láng giếng. Do vậy, các hoà giải viên (HGV) trong Tổ cần phải tích cực làm việc vì tình làng nghĩa xóm, vì cuộc sống yên ổn của khu dân cư nơi mình sống" Ông Nguyễn Văn Thế - Tổ trưởng Tổ Hòa giải thôn Xuân Tư 2 (xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) đã tâm sự với chúng tôi như vậy khi nói về trách nhiệm của HGV trong công việc.
Thôn Xuân Tự 2 có 584 hộ với 2.472 nhân khẩu phân bổ thành 3 xóm. Trong đó có 375 hộ có kinh tế tương đối ổn định, 68 hộ nghèo và 141 hộ cận nghèo. Hơn 50% số hộ sống bằng nuôi trồng thuỷ sản, số còn lại làm nông và các ngành nghề khác. Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu trông chờ vào “sức khỏe” của con con tôm, con ốc hương nuôi trong đìa. Kinh tế khó khăn, dân trí chưa cao...nên những mâu thuẫn trong nội bộ người dân diễn ra khá đa dạng. Do vậy, hoạt động của các HGV có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
Ông Thế cho biết: Xuân Tư 2 là một thôn có giáo dân đông nhất xã. Hiện trên địa bàn có một nhà thờ Thiên Chúa giáo, một Tịnh xá đang hoạt động tôn giáo với 292 hộ dân theo Công giáo, số còn lại theo Phật giáo và thờ cúng ông bà. Vì vậy, trong hoạt động của mình, Tổ HG luôn tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của chức sắc tôn giáo để hàn gắn mâu thuẫn. Khi có tranh chấp xảy ra, nếu vụ việc phức tạp thì chúng tôi thường nhờ đến sự tác động của các vị chức sắc trong tôn giáo mà đối tượng có liên quan là tín đồ, để khuyên nhủ, giải thích trước một bước. Sau đó HGV tích cực làm công việc của mình. Trường hợp bên tranh chấp không thuộc tôn giáo nào thì mời những người có uy tín, cao niên trong thôn cùng tham gia buổi HG.
Tổ HG thôn Xuân Tự 2 có 7 thành viên, hoạt động theo nguyên tắc: khi có tranh chấp xảy ra thì có mặt kịp thời tại “điểm nóng” để tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn. Trước khi mở “phiên tòa hòa giải” thì Tổ họp bàn, phân tích nội dung mâu thuẫn cũng như bàn phương án giải quyết và phân công HGV gặp gỡ trước gia đình hai bên để vận động, thuyết phục đối tượng. Nếu HGV đã vận động, thuyết phục nhiều lần mà không có kết quả thì đưa ra họp thôn để giải quyết. “Chúng tôi luôn kết hợp giữa lý và tình khi HG. Vụ việc đơn giản thì áp dụng tình làng nghĩa xóm, vụ việc căng thẳng thì "xử" bằng luật nên hầu hết các vụ việc xảy ra đều HG thành.” Cũng theo ông Thế, trong quá trình hoạt động, Tổ luôn được sự giúp đỡ về tài liệu, nghiệp vụ của Phòng Tư pháp và cán bộ Tư pháp xã. Hàng năm, xã và huyện duy trì việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ HG cho các HGV từ 2 đến 3 lần, quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động của Tổ nên đã động viên rất nhiều về tinh thần. “HG là để ổn định đời sống của người dân trong thôn, thấy mọi người sống vui vẻ, thân thiện, làng xóm yên vui là chúng tôi thấy hạnh phúc vì mình được điều có ích cho làng, cho xã.” Ông Thế vui vẻ tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Thế đang nghiên cứu tài liệu phục vụ công tác hoà