HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Khánh Hòa :
Tổ chức hội nghị lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-HD(ND ngày 10/01/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ngày 29/01/2013, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tham dự hội nghị có Lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đại diện các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan tư pháp cấp tỉnh, đại diện một số đơn vị cấp huyện, các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ làm công tác pháp luật và một số cử tri.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Lê Thanh Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Bộ chính trị đã xác định “việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Sau khi nghe Lãnh đạo HĐND tỉnh báo cáo Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, lãnh đạo UBND tỉnh trình bày những nội dung cơ bản của dư thảo sửa đổi Hiến pháp, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến cả về nội dung và hình thức, cơ cấu Hiến pháp. Đa số các đại biểu đều nhất trí cho rằng dự thảo Hiến pháp đã cơ bản phán ánh được tâm tư nguyện vọng của đa số nhân dân; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng như dự thảo là cần thiết; các hình thức kinh tế, sở hữu, hình thức tổ chức bộ máy nhà nước và nhất là các quyền con người, quyền công dân được thiết kế đầy đủ, gọn nhẹ và khoa học.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng một số qui định về quyền của công dân qui định như dự thảo còn chưa thể hiện được quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; các quyền bình đẳng của người đồng giới, liên giới tính cũng cần phải được ghi nhận trong Hiến pháp.
Về cơ chế bảo đảm quyền lực và vai trò giám sát của Quốc hội, nhiều đại biểu còn băn khoăn về vai trò của Hội đồng hiến pháp sẽ không bảo đảm quyền tài phán Hiến pháp, vì Hội đồng này vẫn là cơ quan do Quốc hội thành lập và nhiệm vụ chủ yếu chỉ là “kiến nghị”, “yêu cầu” như các ủy ban khác của Quốc hội. Do vậy nhiều ý kiến đề nghị thành lập Tòa án Hiến pháp độc lập thay cho Hội đồng Hiến pháp th