Đây là kết luận của Đoàn kiểm tra do đồng chí Văn Thị Khanh Thư – Phó Cục Trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) làm Trưởng đoàn sau khi tiến hành kiểm tra về công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất giai đoạn 2022 đến tháng 6/2024 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Đồng chí Văn Thị Khanh Thư phổ biến nội dung làm việc của Đoàn kiểm tra
Theo đó, trong 02 ngày 22 và 23/7/2024, Đoàn kiểm tra đã làm việc với đại diện Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Hội Công chứng viên tỉnh, đại diện một số tổ chức tín dụng và tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm tại Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh Hòa, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Diên Khánh và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Nha Trang.
Đ/c Cao Thanh Vũ – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trao đổi với Đoàn kiểm tra tại buổi làm việc
Đại diện Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại thành phố Nha Trang trao đổi tại buổi làm việc
Kiểm tra công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại huyện Diên Khánh
Kiểm tra công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Nha Trang
Kiểm tra công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm tại Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh Hòa
Qua kiểm tra hồ sơ và trao đổi với đại diện các cơ quan địa phương, Đoàn kiểm tra đánh giá: trong thời gian qua, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời tham mưu, đề xuất HĐND, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành theo thẩm quyền các văn bản trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm để áp dụng trên địa bàn tỉnh, qua đó, tạo cơ sở minh bạch, rõ ràng, góp phần tạo sự thuận lợi hơn để người dân, doanh nghiệp, các cơ quan thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm, để Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao; công tác tuyên truyền nội dung Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế cơ quan, địa phương; xây dựng và vận hành có hiệu quả cơ sở dữ liệu về đất đai để tạo cơ sở cho việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả được cơ quan đăng ký thực hiện theo đúng thẩm quyền đăng ký, cơ bản đúng thời hạn, không xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện của người yêu cầu đăng ký; việc cập nhật, chỉnh lý biến động thông tin đăng ký biện pháp bảo đảm vào Sổ địa chính đã được thực hiện đầy đủ. Qua kiểm tra ngẫu nhiên một số hồ sơ lưu cho thấy, hồ sơ đăng ký lưu đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định; các cơ quan đăng ký nơi được kiểm tra thực hiện đúng quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm; thực hiện nghiêm túc việc niêm yết thủ tục hành chính và mức thu phí về đăng ký biện pháp bảo đảm tại nơi tiếp nhận hồ sơ…Nhờ vậy, công tác đăng ký biện pháp bảo đảm được tổ chức bài bản, đi vào nền nếp, đạt được những kết quả quan trọng.
Đoàn kiểm tra thông qua kết luận sơ bộ về kết quả kiểm tra
Bên cạnh đó, Đoàn cũng đề nghị các cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về phí, lệ phí lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm để góp phần bảo đảm nguồn thu cho cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm; chú trọng tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn về nghiệp vụ cho các cơ quan đăng ký…Ngoài ra, tại buổi làm việc và trong quá trình kiểm tra hồ sơ, một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm đã được các thành viên của Đoàn kiểm tra giải đáp, hướng dẫn.
Phòng Nghiệp vụ 2