27/06/2022 10:04        

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13/11/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 (sau đây gọi là Luật số 67/2020/QH14). Luật số 67/2020/QH14 đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

Một là, hiện nay, một số cơ quan, đơn vị được sắp xếp lại tổ chức bộ máy, chính vì vậy, cơ cấu, tổ chức, tên gọi của một số quan, đơn vị cũng như các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã có sự thay đổi, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung một số chức danh mới có thẩm quyền xử phạt trong các lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như bãi bỏ một số chức danh đã được quy định trong Luật nhưng hiện nay không còn thẩm quyền xử phạt. Theo đó, Luật số 67/2020/QH14 đã bãi bỏ một số chức danh có thẩm quyền xử phạt tại Luật XLVPHC hiện hành như: Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; Trưởng ban thi đua - Khen thưởng Trung ương (Điều 46)… Đồng thời, bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt như Kiểm ngư viên, Trạm trưởng trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Điều 43a), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Điều 45a), Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng (Điều 48a)…

 

Ảnh minh họa

Hai là, Luật XLVPHC 2012 quy định thẩm quyền xử phạt của người có thẩm quyền còn thấp, dẫn tới nhiều vụ việc phải chuyển lên người có thẩm quyền cấp trên để ra quyết định xử phạt dẫn tới quá thời hạn ban hành quyết định do phải luân chuyển hồ sơ. Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi quy định về thẩm quyền xử phạt của một số chức danh theo hướng tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, ví dụ: Tăng thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (điểm b khoản 2 Điều 38) và Giám đốc Công an cấp tỉnh (điểm b khoản 5 Điều 39) từ 50.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng.

Ba là, theo Luật XLVPHC 2012, thẩm quyền tịch thu tang vật của người có thẩm quyền còn thấp và bị giới hạn không được vượt mức tiền phạt tối đa. Ví dụ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì chỉ được tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không vượt quá 50.000.000 đồng (cá nhân). Làm cho rất nhiều trường hợp mặc dù mức xử phạt rất thấp nhưng do có hình thức tịch thu tang vật nên phải chuyển hồ sơ để Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định. Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi quy định theo hướng tăng thẩm quyền tịch thu tang vật, cụ thể như: Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt theo thẩm quyền (điểm c khoản 1 Điều 38); Chủ tịch UBND cấp huyện không bị giới hạn thẩm quyền tịch thu tang vật phương tiện (điểm d khoản 2 Điều 38)…

Bốn là: Nội dung giao quyền xử phạt theo Luật XLVPHC 2012 chưa thực sự rõ ràng dẫn đến nhiều vướng mắc. Ví dụ, Chủ tịch UBND đã giao quyền cho cấp phó thì trong thời gian giao quyền, Chủ tịch UBND có được quyền xử phạt nữa hay không? Việc giao quyền xử phạt có đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính hay không? Luật số 67/2020/QH14 đã có quy định tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cụ thể: Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (Điều 54); Trong thời gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định vẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

Luật số 67/2020/QH14 về cơ bản đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, ngoài ra còn sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng như: Mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đối tượng và điều kiện, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính cơ bản khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Lê Quý Tân - Phòng VBQPPL&TDTHPL.

 
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
Thực hiện Đề án “thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”
Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp): Tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước
Quy định mới cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính
Phạt tới 01 triệu đồng đối với cá nhân không phân loại rác thải sinh hoạt
Xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
Tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới
Quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng.
Cơ quan nhà nước phải công khai Báo cáo tài chính năm trên mạng
Mức lương tối thiểu đối với người lao động áp dụng từ ngày 01/7/2022
Chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật
Hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, trong đó, hỗ trợ lãi suất 2%/năm.
Phạt tới 35 triệu đồng khi không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Ngăn chặn, phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thuốc, vắc xin thú y nhập lậu, không rõ nguồn gốc
Công khai, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản
Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý đất đai hiện nay
Hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay hỗ trợ đất ở tối đa 50 triệu đồng/hộ
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Quy định mới về giờ làm thêm của người lao động

  • Tiếc
    16/04/2024
    Một ông nổi tiếng keo kiệt phải cấp cứu vì ăn nhầm nấm độc. Sau khi được bác sỹ rửa ruột, tiêm thuốc, ông ta hồi tỉnh lại. Trước khi cho xuất viện, báo sỹ hỏi:
  • Giải đáp
    16/04/2024
    Bà vợ hỏi ông chồng: - Tại sao người ta chọn Giờ Trái đất vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm ông nhỉ?
  • Món ngon
    16/04/2024
    Hai bợp nhậu ngồi tám chuyện: - Đố ông, trong các món mồi nhậu, con gì ngon nhất?
Số lượt truy cập: 454555