Ngày 25/01/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Quyết định số 269/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch công tác Tư pháp năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Tại Kế hoạch, UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục bám sát các định hướng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp được thể hiện trong các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tổng kết và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, ngành Tư pháp Khánh Hòa tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như:
1. Tập trung tham mưu về công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý đảm bảo thực hiện Chiến lược phòng chống dịch bệnh Covid-19 và các Chương trình phục hồi phát triển KTXH trong bối cảnh “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”.
2. Tổ chức thi hành hiệu quả VPQPPL, nhất là các luật, pháp lệnh, nghị quyết mới được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và các Nghị định quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Chú trọng thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các công tác này, kịp thời phát hiện, xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn. Theo dõi, đôn đốc, các sở, ngành, địa phương thực hiện công tác rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật và việc xử lý kết quả rà soát VBQPPL đã được thực hiện trong năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo định hướng chuyển đổi số trong công tác này; đẩy mạnh truyền thông chính sách pháp luật từ khâu xây dựng dự thảo để tạo sự đồng thuận xã hội.
3. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp các cấp; tăng cường phân công, phân cấp, phân quyền trong các cơ quan, đơn vị gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và cá thể hóa trách nhiệm; nâng cao tinh thần trách nhiệm, vai trò gương mẫu của người đứng đầu. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2069/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp và Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
4. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, chú trọng hoàn thiện pháp luật; chủ động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là trong hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản; quan tâm phát triển hiệu quả, chất lượng hoạt động trọng tài, hòa giải thương mại; nâng cao trách nhiệm, vai trò tự quản của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong lĩnh vực công chứng, luật sư. Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý (TGPL), nhất là công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng
5. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Tập trung giải quyết các vấn đề về quốc tịch cụ thể phát sinh trong thực tiễn.
6. Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác truyền thống, láng giềng và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác khác.
7. Tập trung, nâng cao chất lượng nguồn lực, đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng các chương trình phát triển công nghệ giai đoạn 2021-2026 và của năm 2022.
8. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. Tập trung nguồn lực xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính Để thực hiện tốt Kế hoạch trên, UBND tỉnh cũng đã nêu được những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2021, nhiệm kỳ 2021-2025, cụ thể như: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, hành động quyết liệt, hiệu quả; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào thực thi công vụ; Nâng cao chất lượng phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành; Tăng cường đoàn kết gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính;....
Ảnh: Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2022 tại Sở Tư pháp Khánh Hòa
Để thực hiện tốt Kế hoạch trên, UBND tỉnh đã nêu được những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2022, cụ thể như: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, hành động quyết liệt, hiệu quả; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào thực thi công vụ; Nâng cao chất lượng phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành; Tăng cường đoàn kết gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính;....
Giao Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chính, chủ động phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch.
NTV