31/12/2022 15:54        

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng

 

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành văn bản số 4499/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 14/11/2022 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng. Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, đơn vị có liên quan lưu ý thực hiện như sau:

1. Về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng

1.1. Ngày 18/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã thông qua Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2022).

Khoản 3 Điều 15 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư có hành vi “xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.

Khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư “xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án”.

Các hành vi tại 02 điều khoản nêu trên của Pháp lệnh ngoài bị phạt tiền còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” (khoản 5 Điều 15 và khoản 5 Điều 21 Pháp lệnh).

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 15 và khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 quy định: “Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có thời hạn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.”

1.2. Điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư có lời lẽ, hành vi xức phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng; tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Như vậy, quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của luật sư tại khoản 3, khoản 5 Điều 15 và khoản 3, khoản 5 Điều 21 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 đang khác với quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

Hai văn bản cùng quy định xử phạt một hành vi nhưng chế tài xử phạt đối với hành vi này của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư”; còn khoản 3 Điều 15 và khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 quy định phạt tiền (15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng) và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”.

Theo quy định của khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khi các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Trong trường hợp này, khi phát hiện hành vi của luật sư xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án, thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét áp dụng quy định của Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 để xử lý.

Ảnh minh họa (Nguồn: thuvienphapluat.vn)

2. Thẩm quyền xử phạt vi phamh hành chính đối với hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng

Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 chỉ quy định thẩm quyền xử phạt của một số chức danh của Tòa án nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Công an nhân dân… đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 3 Điều 15 và điểm c khoản 3 Điều 21. Do vậy, khi phát hiện luật sư có hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án, thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ quy định của Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 để xử lý, không áp dụng Nghị định số 82/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp này, Trưởng Đoàn Thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp, Trưởng Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp; Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp sẽ không có thẩm quyền xử phạt mà chỉ có các chức danh đã được quy định tại Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 mới có thẩm quyền xử phạt.

Do đó, trong khoảng thời gian chờ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, đơn vị có liên quan lưu ý các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình khi thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của luật sư tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.

 

                                                                                                                                                                 Lệ Phượng

 
Tổ chức thực hiện Thông tư số 09/2023/TT-BTC ngày 08/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Nội dung chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Các công việc ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
Quy định hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 02/2023
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Thông tư số 75/2022/TT-BTC: Quy định mức lệ phí cư trú năm 2023
Một số nội dung cơ bản của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Kế hoạch Phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
Hướng dẫn xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
Quy định mới về đăng ký biện pháp bảo đảm
Bộ Tư pháp giới thiệu Tài liệu hướng dẫn triển khai nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trong cả nước kỳ 2019 – 2023.
Bộ Tư pháp giới thiệu Tài liệu hướng dẫn đánh giá Báo cáo đánh giá tác động  của chính sách
04 hành vi bị nghiêm cấm trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Rà soát, lập danh mục và tự kiểm tra văn bản theo chuyên đề
Miễn phí cấp và sử dụng tài khoản định danh điện tử cho công dân Việt Nam
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
Thực hiện Đề án “thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”
Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp): Tập huấn giảng viên nguồn về kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước
Quy định mới cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

  • Tiếc
    16/04/2024
    Một ông nổi tiếng keo kiệt phải cấp cứu vì ăn nhầm nấm độc. Sau khi được bác sỹ rửa ruột, tiêm thuốc, ông ta hồi tỉnh lại. Trước khi cho xuất viện, báo sỹ hỏi:
  • Giải đáp
    16/04/2024
    Bà vợ hỏi ông chồng: - Tại sao người ta chọn Giờ Trái đất vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm ông nhỉ?
  • Món ngon
    16/04/2024
    Hai bợp nhậu ngồi tám chuyện: - Đố ông, trong các món mồi nhậu, con gì ngon nhất?
Số lượt truy cập: 453580